Ban đầu tôi không biết cái ngọn xanh là thứ rau gì và những cọng được chẻ kia sẽ được bán cho ai. Dần dà mới biết là rau muống người ta bỏ phần lá lấy phần cọng chẻ đem giao cho các quán ăn. Sự có mặt của chúng làm cho món ăn trở nên hấp dẫn hơn,àokhímiềnĐôngConhẻmxưaấynayđâty le keo chinh xac dễ ăn hơn. Có lẽ vì vậy mà chủ quán cần đến những người chẻ rau. Công việc từ đó ra đời. Nghề chẻ rau nhẹ nhàng không tốn công sức gì nhiều. Ngồi một chỗ vậy thôi. Thỉnh thoảng mỏi lưng đứng dậy xoay qua lắc lại mấy cái như tập thể dục rồi tiếp tục công việc.
Cô chủ lặng lẽ không nói nhưng hay cười. Mỗi lần thấy tôi ngang qua cô khẽ nở môi. Tôi cảm nhận đó là biểu cảm dịu hiền và thân thiện thay lời chào của một người gốc Sài Gòn gửi cậu bé chín tuổi quê Quảng Ngãi như tôi. Và tôi cũng chào lại cô bằng nét bẽn lẽn mủm mỉm cái miệng nhỏ xíu.
Sự quen gặp đó lâu dần thành mối cảm mến. Cho nên thỉnh thoảng cô hay cho tôi những trái táo đỏ, lê vàng mọng nước. Và tôi đã biết giọng cô lần đầu tiên khi cô nói: "Cô cho con nè".
Giọng nói nhẹ như nụ cười dường như bật ra chỉ đủ để tôi nghe. Tôi cảm ơn đáp lại. Vậy thôi. Cuộc chuyện không nói gì thêm cả. Rốt cùng tới giờ tôi vẫn không biết tên cô.
2. Đi thêm mấy bước nữa là tới nhà của cặp vợ chồng đã qua tuổi trung niên tên Phúc Mai. Đứa con trai tôi không biết tên. Tôi chỉ biết họ là hàng xóm nhà đối diện phòng trọ ba mẹ tôi.
Cặp vợ chồng này nói năng nhiều hơn, vui tính hơn cô chủ chuốt rau đầu hẻm. Đặc biệt là người chồng vô cùng dễ gần.Trong số những người hàng xóm gốc Sài Gòn, người chồng tên Phúc thân thiết, giao tiếp cùng tôi nhiều nhất.
Tôi và bác cứ như đôi bạn vong niên. Không phân biệt tuổi tác dù xét theo vai vế biết chừng đáng tuổi ông cũng nên. Không e ngại đẳng cấp dù gia thế bác khá hơn nhà tôi nhiều - một người khá giả mời thầy nước ngoài về nhà dạy cho cậu con trai và một người chỉ trọ trong căn phòng nhỏ như cái ổ tò vò ngày ngày ngược xuôi mưu sinh.
Phố càng già càng chín chắn. Người càng già càng dễ quên. Tôi thì nhớ hoài nơi lòng dạ. Nhớ con hẻm thân thương. Nhớ con người thân mến. Và thành phố mang tên Bác thân yêu.
Bác hay chơi trò đố bằng cách hỏi nhanh đáp gọn từ phép cộng trừ sang nhân chia bảng cửu chương thử xem tôi biết không. Bác hỏi liên tiếp rối mù lên như xoay chong chóng đầu óc. Tất nhiên mấy câu dễ ợt không thể làm khó trí óc nơi tôi. Bác cười rồi xoa đầu khen.
Không những khen mà còn cho tiền hào phóng nữa. Mỗi lần bác thèm thuốc lá sẽ đưa cái bao rỗng cùng với ít tiền nhờ tôi đến quán cà phê ở gần mua giùm. Còn dư bao nhiêu tôi hưởng. Bác hút cốt lấy vui chứ chẳng nghiền gì sất. Cứ ngày vài điếu phà ra phì vô hệt ra vẻ một chút cho người ta biết mình là đàn ông. Kể ra cũng nhàn. Chỉ cần làm siêng vài bước chân là có thưởng. Không nhiều. Năm mười ngàn thôi nhưng với một đứa nhỏ hồi đó chừng ấy đã gây niềm thích thú ghê gớm rồi. Ít ra tôi có thể mua đôi chén đông sương, bánh flan ăn đã miệng.
Rồi có một lần tôi được bác cho tới hai chục hay năm chục ngàn gì đó. Giữa hai con số không rõ nữa. Nhớ mỗi điều đó không phải tiền công mua thuốc mà là tiền cúng cô hồn rằm tháng bảy. Cúng xong bác kêu bọn trẻ xúm lại lấy bánh kẹo và tiền. Bác biết tôi tay chân yếu ớt vụng về nên để dành riêng cho trực tiếp.
3. Cạnh sát phòng trọ ba mẹ là nhà của hai chị em tên Mai và Lan. Họ cũng niềm nở bắt chuyện xởi lởi đậm đặc chất giọng người thành phố. Mấy đứa con đang thanh niên thì hòa đồng ăn to nói lớn tự nhiên không khoảng cách vùng miền chi cả.
Gần kế nhà cô Mai và Lan là cô Oanh. Người phụ nữ này thân hình đậm đà một chút. Cô bán nước và cà phê tại nhà lấy nguồn vui sống qua ngày. Giá cả cũng phải chăng, khá phù hợp với túi tiền những người lao động. Rẻ nhất là trà đá. Một ngàn thôi nhưng đầy ca to thả sức uống đã khát.
Mỗi khi có tiền là tôi tót ngay tới mua cà phê sữa, xá xị, Number one. Ngồi một mình bên hàng ghế vừa nhâm nhi thưởng thức vừa hóng gió, sẵn tiện ngắm lũ chuột cống chạy bò lúc nhúc dưới bãi đất ẩm ướt đằng sau.
Nếu gợi nhắc thêm một người Sài Gòn đáng nhớ nữa có lẽ là cô Hà. Cô chính là chủ dãy trọ và sạp báo. Ba mẹ tôi và những người thuê trọ đều lấy báo, lấy nem chả của cô bán. Mấy khi mọi người kẹt tiền cô đều cho nợ hoặc thậm chí thiếu không trả cô cũng chẳng đòi.
4. Bấy nhiêu thôi cũng phần nào cho tôi hít thở bầu không khí thành phố trong con hẻm chật lối đi rộng tình người.
Chính con hẻm này tôi đã gặp những người gốc thành phố sống đẹp đời dẫu chỉ qua cái ánh mắt, nụ cười ban sơ hay những lần chuyện trò thân mật. Họ sống biết quan tâm chia sẻ nghĩa tình chòm xóm.
Chính nơi đây tôi cảm nhận sâu sắc cuộc sống những người trọ thuê là gì. Cơm, áo, gạo tiền với bộn bề lo toan vất vả trong vòng luẩn quẩn triền miên. Mỗi người một hoàn cảnh cùng chung quê gốc xứ Quảng xa nhà vào mảnh đất hứa mơ cầu hạnh phúc, ấm no. Họ ở gần nhau và nương náu chung một ngôi nhà lớn thương yêu nhau như anh em ruột.
Chính nơi đây tôi cũng từng thấy khung cảnh mưu sinh sinh động những phận người đủ mọi quê quán luồn sâu ngóc ngách nhặt lượm từng đồng với những tiếng rao quen thuộc cất lên thân thương.
"Ai xôi cút... xôi bắp... xôi đậu đen không...?".
"Vải thiều, vải sấy, chôm chôm nhãn đây...".
Còn đó nữa tiếng dép lạch xạch của chị bán bún bò Huế có giọng nói dễ thương, của anh thanh niên gõ hủ tiếu đêm khuya hay của bà già gánh hàng rong bán đông sương, đồ ăn vặt gọi mời lũ trẻ mua hàng.
Tất cả họ ở đâu hôm nay trong rộng dài thế giới? Đại dịch vừa qua, có ai bị sao không? Tôi không biết nữa. Lâu quá lâu rồi bàn chân chưa lần trở bước tìm chút kỷ niệm nơi con hẻm cũ càng. Tôi chỉ nghe cô chủ báo bảo Kỳ Đồng giờ khác lắm. Tôi hình dung nét khác cô nói không gì khác ngoài nhà cao cửa rộng, đất hẹp người đông toát màu hoa lệ, xa hoa hơn. Còn những hộ chung quanh dọn nhà tản đi mỗi người một nơi cả. Dân thuê dãy trọ chủ yếu về quê hết. Một vài người bám trụ Sài Gòn phiêu bạt đâu đó tiếp nối chuỗi ngày tất tả mưu sinh. Cô chủ báo cũng hết bỏ báo rồi. Bây giờ còn mấy ai đọc báo giấy nữa đâu.
Phố càng già càng chín chắn. Người càng già càng dễ quên. Tôi thì nhớ hoài nơi lòng dạ. Nhớ con hẻm thân thương. Nhớ con người thân mến. Và thành phố mang tên Bác thân yêu.